Trang chủ » Tin tức » Tin kinh tế - xã hội » Toàn cảnh doanh thu và lợi nhuận của 10 tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Việt Nam
Toàn cảnh doanh thu và lợi nhuận của 10 tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Việt Nam
EVN là tập đoàn có doanh thu lớn nhất, PVN là tập đoàn có lợi nhuận cao nhất nhưng Viettel là tập đoàn hiệu quả nhất với lợi nhuận đứng thứ 2 và doanh thu đứng thứ 3. Trong khi đó, Vinachem có lãi thấp nhất năm 2017, với vỏn vẹn 164 tỷ đồng
Với mức doanh thu này, EVN đã trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước có doanh thu lớn nhất, xếp trên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) (271.404 tỷ đồng) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) (249.300 tỷ đồng). EVN, PVN và Viettel đóng góp 65,82% tổng doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước.Trong 10 tập đoàn kinh tế nhà nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có doanh thu nhỏ nhất, 17.447 tỷ đồng. Mức doanh thu này thấp hơn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VN Rubber – 22.840 tỷ đồng) và chỉ bằng 38,4% doanh thu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem – 45.418 tỷ đồng).
Tuy nhiên, xét về lợi nhuận trước thuế, Vinachem lại đang đứng cuối khi con số năm 2017 chỉ là 164 tỷ đồng. Tập đoàn có lợi nhuận lớn nhất vẫn là PVN với 48.220 tỷ đồng. Đứng thứ hai là Viettel với 43.936 tỷ đồng.
Lợi nhuận của hai tập đoàn có cùng ngành nghề kinh doanh, Viettel và VNPT, chiếm tới 40,62% lợi nhuận của 10 tập đoàn kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, lợi nhuận của Viettel gấp tới 8,5 lần lợi nhuận của VNPT, trong khi doanh thu chỉ gấp 4,5 lần.Ngành nghề thăm dò, khai khác dầu khí và hoạt động hỗ trợ chiếm 39,90% tổng lợi nhuận với sự đóng góp của PVN. Petrolimex với ngành nghề kinh doanh xăng dầu đóng góp 3,96% tổng lợi nhuận của 10 tập đoàn kinh tế.
PVN, Vinacomin, Vinachem là những doanh nghiệp có các hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, trong 10 tập đoàn kinh tế nhà nước.
PVN: tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 25,41 triệu tấn, vượt 1,60 triệu tấn quy dầu so với kế hoạch Chính phủ giao đầu năm. Trong đó: Khai thác dầu thô đạt 15,52 triệu tấn, vượt 1,32 triệu tấn; Khai thác khí đạt 9,89 tỷ m3, vượt 280 triệu m3.Vinacomin: khai thác 35 triệu tấn than nguyên khai, cùng nhiều khoáng sản khác như nhôm, kẽm, đồng,…
Vinachem: khai thác 2,84 triệu tấn quặng apatit các loại,…
Ba tập đoàn có hoạt đầu tư quốc tế lớn là PVN, Viettel và VN Rubber. Theo Báo cáo giám sát của Quốc hội, có 12.608 tỷ USD được các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tính đến 31/12/2016. Trong đó, đầu tư lớn nhất là PVN với số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 6.687 triệu USD (chiếm tỷ trọng 53%), thứ hai là Viettel với 2.130 triệu USD (17%), thứ ba là VN Rubber với 1.412 triệu USD (11%).
Theo Viettel là tập đoàn này đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có doanh thu từ nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2017, doanh thu từ hoạt động đầu tư nước ngoài đạt 1,25 tỷ USD.